banner
  • qc 1
  • qc 2
  • qc 3

Nứt đầu vú và áp xe vú khi cho con bú

Tất cả những người làm mẹ đều hiểu rằng, không nguồn thực phẩm nào hoàn hảo như sữa mẹ. Việc cho con bú ngoài cung cấp dưỡng chất thiết yếu cho con còn giúp mẹ ngăn ngừa nguy cơ ung thư vú và giảm cân sau sinh nhanh hơn. Ngoài ra còn giúp mẹ con gần gũi nhau hơn.
 
Tuy vậy, không phải lúc nào việc cho bé bú cũng suôn sẻ, tai nạn mẹ gặp nhiều nhất là nứt đầu vú, và nếu không cẩn thận có thể gây nhiễm trùng làm thành áp xe vú.
 
 
Không nguồn thực phẩm nào hoàn hảo như sữa mẹ. Ảnh minh họa: birthbootcam
 
1. Núm vú bị nứt
 
Nứt cổ gà rất thường gặp ở các mẹ cho con bú. Nguyên nhân là do khi bé bú, bé không ngậm hết trọn quầng vú mà chỉ ngậm vào đầu của vú, động tác mút lặp đi lặp lại trong thời gian dài làm cho đầu vú bị kéo dãn tạo ra các vết nứt gây đau rát, thậm chí chảy máu làm cho nhiều mẹ cảm thấy sợ hãi việc cho con bú, thậm chí không dám cho con bú do quá đau. Ngoài ra nứt cổ gà cũng có thể xảy ra do bạn cho bé bú trong giai đoạn bé mọc răng nên răng bé cứa vào đầu vú gây các vết xước.
 
Để phòng tránh và khắc phục tình trạng này, các mẹ nên:
 
- Khi cho con bú cố gắng đưa miệng của bé vào sao cho miệng bé ngậm trọn quầng vú, bạn nên lưu ý rằng bạn cần đưa miệng bé ngậm trọn quầng vú chứ không phải chỉ cho đầu vú của bạn vào miệng bé.
 
- Sau khi cho bé bú bạn có thể lau sạch vú và bôi thuốc mỡ lên để làm giảm cảm giác đau rát
 
- Đắp túi chườm nóng lên đầu vú nếu đầu vú quá đau rát.
 
- Nếu bạn bị nứt đầu vú nặng gây chảy máu, đau rát đến không dám cho bé bú thì tạm thời có thể sử dụng dụng cụ hút sữa ra cho bé bú, sau đó đợi khi vết nứt liền lại thì cho bé bú theo đúng cách
 
- Nếu xác định nguyên nhân của việc nứt đầu vú là do bạn cho bé bú sai cách thì nên thay đổi.
 
2. Nhiễm trùng vú và áp xe
 
Đây là tình trạng nghiêm trọng do nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là hậu quả do tuyến sữa bị tắc nghẽn trong thời gian dài gây viêm nhiễm, có thể do các vết nứt cổ gà bị nhiễm trùng… gây tình trạng nhiễm trùng vú.
 
Một trong những dấu hiện đơn giản để nhận diện tình trạng nhiễm trùng là chỗ da vùng vú sẽ bị đỏ, đau nhức ngực, có thể kèm sốt. Khi có các dấu hiện trên bạn cần di khám để được điều trị kịp thời vì nếu không được điều trị kịp thời, nhiễm trùng vú sẽ trở nên nghiêm trọng hơn và dẫn tới bị áp xe vú (là tình trạng có mủ trong vú). Để điều trị nhiễm trùng và áp xe vú, cần lưu ý:
 
- Mẹ phải đi khám và uống thuốc theo chỉ định bác sĩ, một số thuốc khi sử dụng vẫn có thể cho bé bú bình thường.
 
- Khi vú bị áp xe có mủ, mẹ phải đến cơ sở y tế để hút mủ ra.
 
- Không cho bé bú nếu vú đã bị áp xe cho đến khi đã điều trị hoàn toàn tình trạng này
 
- Sử dụng khăn/túi chườm để chườm giảm đau.
 
- Mẹ hãy luôn lưu ý các nguyên nhân dễ dẫn nhiễm trùng vú để tránh mắc phải. Trong trường hợp mẹ đã bị viêm tắc tuyến sữa hay bị nứt cổ gà, nên điều trị sớm để cải thiện tình hình, tránh việc nhiễm trùng và áp xe.
 
 
http://phongkhamlinhthaothanhhoa.com.vn