CÁC PHƯƠNG PHÁP TRÁNH THAI HIỆN CÓ
Mình gặp rất nhiều bạn đi khám phụ khoa định kỳ để áp dụng các biện pháp tránh thai nhưng lúng túng về các chỉ định của từng phương pháp nên thường mất thời gian đi lại. Vì vậy mình hướng dẫn sơ bộ từng phương pháp để các bạn có thể tự tính toán áp dụng một cách hợp lý.
Cho dù sử dụng bất cứ một biện pháp tránh thai nào, các bạn cũng cần khám phụ khoa định kỳ xem có bị viêm nhiễm, các tổn thương trên cơ quan sinh dục, u xơ tử cung, u vú...và biết được các bệnh lý toàn thân của mình để có thể lựa chọn phương pháp tránh thai an toàn nhất. Nếu có bệnh lý, các bạn phải điều trị trước khi hoặc điều trị song song khi đang sử dụng biện pháp tránh thai theo tư vấn của bác sỹ.
Các biện pháp tránh thai hiện có:
- Triệt sản nam, nữ: Trước đây hay áp dụng biện pháp này nhưng hiện nay rất ít người lựa chọn vì đây là biện pháp tránh thai vĩnh viễn, nếu một ngày đẹp trời bỗng dưng các bạn muốn có con thêm, chỉ có cách đi nối ống dẫn tinh (với nam), hoặc làm Thụ tinh trong ống nghiệm (với nữ). Thắt cắt thì dễ nhưng nối lại cực khó. Nếu do bệnh lý nào đấy không nên có con nữa, BS sẽ tư vấn triệt sản trong khi mổ đẻ (ví dụ bệnh tim nặng, mổ đẻ quá nhiều lần...)
- Đặt vòng tránh thai: Thường được lựa chọn vì đơn giản, dễ làm, khả năng tránh thai cao (khoảng 90%) nhưng nhược điểm là hay bị viêm nhiễm hoặc tăng tiết dịch trong quá trình mang vòng. Một số người nhạy cảm dây vòng có thể gây khó chịu cho người đàn ông trong quá trình quan hệ tình dục vì hiện nay chỉ có vòng chữ T, loại vòng không có râu (vòng Dana hay còn gọi là vòng số 8 không còn lưu hành nữa). Vì vậy vòng chỉ được đặt sau khi đã điều trị viêm sinh dục ổn định, và thời hạn vòng tránh thai từ 4-5 năm. Sau khi lấy vòng ra, các bạn có thể có thai lại ngay nếu muốn. Một số trường hợp bệnh lý lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung có thể đặt loại vòng Mirena, dây vòng mảnh hơn, mềm mại hơn nên việc tăng tiết dịch và khó chịu khi quan hệ vợ chồng hầu như rất ít. Biến chứng của đặt vòng có thể gặp là rong huyết kép dài, đau bụng, tụt vòng...Nếu điều chỉnh sau một vài tháng không ổn định thì nên lấy vòng ra
- Thuốc uống tránh thai hàng ngày: có 2 loại, loại chứa progestin đơn thuần dùng cho người đang nuôi con bú và loại tổng hợp cho người không nuôi con bú. Ưu điểm của thuốc tránh thai là nếu uống đúng chỉ định tỷ lệ tránh thai có thể lên tới 99%. Tuy nhiên nếu dùng quá lâu có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản do tác động hormone, và có một số bệnh lý liên quan đến nội tiết cần được khám loại trừ trước khi dùng thuốc
- Thuốc uống tránh thai khẩn cấp: chỉ dùng cho những người ít quan hệ hoặc trong một số trường hợp đặc biệt, nếu dùng nhiều sẽ gây rối loạn kinh nguyệt hoặc vẫn có thai ngoài ý muốn.
- Thuốc tiêm tránh thai: Hiện tại chỉ có loại thuốc tiêm tránh thai 3 tháng tiêm 1 lần. Thuốc này được chỉ định dùng trong 5 ngày đầu của chu kỳ kinh (tốt nhất ngày 3-5). Hiệu quả có thể đạt tới 97%. Tác dụng phụ không mong muốn có thể là mất kinh, kinh không đều.
- Que cấy tránh thai: Cấy vào tay không thuận vào 5 ngày đầu của chu kỳ kinh. Que có tác dụng ngừa thai trong vòng 03 năm, bên trong que cấy có chứa nội tiết nên trong thời gian sử dụng que cấy chị em phụ nữ không cần sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào khác mà vẫn mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên vẫn có tác dụng phụ là rong kinh, mất kinh. Những phụ nữ muốn có thai trở lại phải ngưng tiêm hoặc lấy que 3 tháng trước khi có thai lại để nội tiết trong cơ thể ổn định.
- Ngoài ra còn một số biện pháp chị em có thể tự áp dụng như: tính theo vòng kinh (nếu vòng kinh đều), xuất tinh ra ngoài âm đạo và dùng bao cao su tránh thai. Lưu ý là những phương pháp này (trừ bao cao su nếu dùng đúng cách) đều có xác xuất thai ngoài ý muốn tương đối cao.
Chị em cần nắm rõ chỉ định và ưu khuyết điểm của từng phương pháp, nếu không hiểu có thể gọi hoặc nhắn tin
0974008888 hoặc các trang Fanpage của phòng khám để được tư vấn!