banner
  • qc 1
  • qc 2
  • qc 3

Hướng sàng lọc và xử trí nhiễm CHLAMYDIA TRACHOMATIS và lậu cầu ở phụ nữ mang thai

TÓM TẮT UPDATE VỀ  HƯỚNG DẪN SÀNG LỌC VÀ XỬ TRÍ NHIỄM CHLAMYDIA TRACHOMATIS VÀ LẬU CẦU Ở PHỤ NỮ MANG THAI CỦA BỘ Y TẾ

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3793 /QĐ-BYT ngày 27 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

- Chlamydia trachomatis và lậu cầu (Neisseria gonorrhoeae) là các tác nhân thường gặp trong nhóm các bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD).

- Thường xâm nhập vào vùng niệu đạo, âm đạo, hậu môn và hầu họng thông qua tiếp xúc tình dục. Có thể gây nhiễm khuẩn ngược dòng gây viêm nhiễm ở cổ tử cung, tử cung và vòi tử cung, cũng như tiền liệt tuyến ở nam giới, có thể dẫn đến vô sinh ở cả hai giới.

- Một tỷ lệ lớn các phụ nữ nhiễm các tác nhân này sẽ không có biểu hiện lâm sàng rõ rệt. Nhiễm Chalmydia và lậu cầu có thể gây hậu quả nặng nề cho phụ nữ như nhiễm trùng vùng chậu, vô sinh và thai ngoài tử cung; ở phụ nữ mang thai có thể dẫn kết các kết cục bất lợi trong thai kỳ như sẩy thai, sinh non, thai lưu, sinh nhẹ cân và nhiễm Chlamydia ở trẻ sơ sinh trong cuộc đẻ, gây viêm kết mạc và viêm phổi sơ sinh

Vì vậy, việc nắm được các kỹ thuật chẩn đoán, xử trí, điều trị và dự phòng Chlamydia trachomatis và lậu cầu ở phụ nữ, đặc biệt là phụ nữ mang thai vô cùng quan trọng. Mình sẽ lần lượt giới thiệu tóm tắt update từng bài cho mọi người dễ theo dõi, và tránh những từ chuyên môn sâu cho mọi người dễ hiểu.

NHIỄM CHLAMYDIA TRACHOMATIS TRONG THAI KỲ

GIỚI THIỆU:

- Chlamydia trachomatis là một trong ba loài thuộc nhóm Chlamydia - là một nguyên nhân rất quan trọng gây mù loà và bệnh lây truyền qua đường tình dục.

- Nhiễm Chlamydia có thể đồng nhiễm với lậu, U. urealyticum, M. genitalium, trùng roi , nấm và nhiễm HSV
- C. trachomatis được chia thành 18 biến thể khác nhau, trong đó: Các biến thể D-K gây nhiễm trùng đường sinh dục
- C. trachomatis chủ yếu lây truyền cho trẻ sơ sinh thông qua tiếp xúc với khí hư mẹ bị nhiễm khi sinh qua đường âm đạo. Việc sàng lọc và điều trị thường quy cho phụ nữ mang thai đã làm giảm tỷ lệ nhiễm C. trachomatis mắc phải
TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

- Viêm cổ tử cung: Đa số bệnh nhân không có biểu hiện các dấu hiệu và triệu chứng bệnh, khoảng 1/3 có dấu hiệu tại chỗ. Các dấu hiệu thường gặp là cổ tử cung tiết dịch nhày mủ và lộ tuyến phì đại với biểu hiện phù nề, xung huyết và dễ chảy máu. Khám lâm sàng thấy cổ tử cung dễ chảy máu, có dịch mủ cổ tử cung và phù nề ở vùng lộ tuyến phì đại cổ tử cung. Nhuộm Gram dịch tiết cổ tử cung thấy có > 30 bạch cầu /vi trường ở độ phóng đại 1.000X.

- Viêm niệu đạo: Triệu chứng gồm có tiết dịch niệu đạo, miệng niệu đạo đỏ hoặc phù nề. Ở những người có dịch tiết cổ tử cung có kèm theo đái khó, đái rắt là gợi ý việc bệnh nhân đồng thời bị viêm niệu đạo do C. trachomatis. Nhuộm Gram dịch tiết niệu đạo thấy có trên 10 bạch cầu đa nhân trung tính/vi trường độ phóng đại 1.000X, không thấy có lậu cầu, trùng roi và trực khuẩn. Tuy nhiên, đại đa số bệnh nhân bị viêm niệu đạo do C. trachomatis không có triệu chứng lâm sàng

- Viêm tuyến Bartholin: Cũng như lậu cầu, C. trachomatis gây viêm xuất tiết ống tuyến Bartholin. Viêm tuyến Bartholin có mủ có thể do C. trachomatis đơn thuần hay phối hợp với lậu cầu
- Viêm nội mạc tử cung: Có tới gần một nửa số bệnh nhân viêm cổ tử cung và hầu hết số viêm vòi trứng bị viêm nội mạc tử cung. Vi khuẩn lan qua niêm mạc tử cung lên vòi trứng. Sốt sau khi đẻ và viêm nội mạc tử cung sau sinh thường do không điều trị C. trachomatis khi mang thai

- Viêm vòi trứng: Viêm vòi trứng cũng là biến chứng của viêm cổ tử cung do C. trachomatis. Tuy vậy, triệu chứng rất nghèo nàn hoặc không có triệu chứng. Hậu quả làm dính, sẹo vòi tử cung gây nên thai ngoài tử cung và vô sinh.
- Viêm quanh gan (hội chứng Fitz-Hugh-Cutis): Viêm quanh gan có thể xảy ra sau hoặc cùng lúc với viêm vòi tử cung. Bệnh có thể được nghĩ đến khi 8 gặp ở phụ nữ trong tuổi hoạt động tình dục mạnh, có biểu hiện đau hạ sườn phải, sốt, buồn nôn hoặc nôn.

CÁC KỸ THUẬT XÉT NGHIỆM

- Test nhanh: Độ chính xác không cao
- Nuôi cấy phân lập: ít sử dung do độ nhạy không cao, thời gian lâu, kỹ thuật phức tạp
- Các kỹ thuật miễn dịch
o Miễn dịch huỳnh quang trực tiếp bằng kháng thể đơn dòng có độ nhạy không cao <50% và đòi hỏi KTV có tay nghề cao
o Miễn dịch gắn men: ELISA bằng kháng thể đơn dòng hoặc đa dòng, độ nhạy đạt 60-80%, đặc hiệu 97-99%.
- Các test khuếch đại acid nucleic (Nucleic acid amplification test, NAAT): Độ nhạy rất cao này cho phép sử dụng các phương pháp lấy mẫu ít xâm lấn như nước tiểu đầu dòng hoặc bệnh phẩm âm đạo tự lấy, tạo điều kiện cho việc sàng lọc được dễ dàng hơn.

ĐIỀU TRỊ VÀ DỰ PHÒNG

- Phác đồ điều trị ưu tiên: Azithromycin > Erythromycin, Azithromycin > Amoxicillin, Amoxicillin > Erythromycin. Điều trị cả cho bạn tình bằng tetraxyclin, doxycyclin
- Sau điều trị cần xét nghiệm lại lần thứ nhất sau 3-4 tuần, lần thứ hai trong vòng 3 tháng để đảm bảo lành bệnh
- Xét nghiệm được đề cập ưu tiên trong khuyến cáo sàng lọc là NAAT do có độ nhạy, độ đặc hiệu cao và hiệu suất cao (tự động hoàn toàn, công suất cao, chính xác, dễ vận chuyển mẫu).
- Các phụ nữ có nguy cơ cao bị nhiễm bệnh cần được xét nghiệm sàng lọc: người có nhiều bạn tình, thai phụ đến khám vì biểu hiện của bệnh LTQĐTD hoặc nhiễm khuẩn đường sinh sản, tiền sử sẩy thai.
- Không khuyến cáo sàng lọc thường quy cho tất cả thai phụ

http://phongkhamlinhthaothanhhoa.com.vn/