banner
  • qc 1
  • qc 2
  • qc 3

7 việc mẹ cần làm để phòng sẩy thai

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến sẩy thai thời kỳ đầu như: di truyền, sức khỏe, dinh dưỡng, môi trường… Vì thế, với những mẹ làm đầu mang thai cần phải cẩn thận và cố gắng thực hiện những điều sau để đề phòng việc sẩy thai.
 
 
1. Chế độ dinh dưỡng cân bằng
 
Trong thời kỳ mang thai, các mẹ cần phải đặc biệt chú ý tới chế độ dinh dưỡng bà bầu nhằm đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển bình thường của thai nhi. Mẹ cần lập một chế độ ăn uống khoa học, đầy đủ dưỡng chất từ trước khi mang thai 3-6 tháng và duy trì suốt thai kỳ. Những thực phẩm lành mạnh sẽ giúp cho bà bầu khỏe mạnh, em bé phát triển đúng chuẩn.
 
2. Uống nhiều nước
 
Uống nước đóng vai trò quan trọng trong việc phòng ngừa sẩy thai, đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi. Các mẹ thường đánh giá thấp vai trò của việc uống đủ nước, tuy nhiên nước mang lại rất nhiều lợi ích cho sức khỏe con người đặc biệt là mẹ bầu. Cơ thể đủ nước trong giai đoạn đầu mang thai sẽ giúp loại bỏ những độc tố nguy hại trong cơ thể, giúp an toàn cho bé trong bụng mẹ.
 
3. Bổ sung progestogen
 
Progestogen là kích thích tố rất quan trọng với sức khỏe của tử cung, giúp hỗ trợ thai nhi phát triển tốt nhất. Vì vậy, các mẹ bầu, đặc biệt là những người đã từng sẩy thai nên chú ý bổ sung progestogen.
 
4. Không nên tập thể dục quá sức
 
Tập thể dục giúp tăng cường sức khỏe, là thói quen tốt trong thời kỳ mang thai. Tuy nhiên, luyện tập thể thao quá sức hoặc lao động vất vả lại có thể là nguyên nhân gây sẩy thai. Bởi việc tập luyện quá vất vả sẽ khiến cơ thể mẹ bị tổn thương, thậm chí gây sẩy thai. Các mẹ bầu chỉ nên luyện tập nhẹ nhàng và dừng lại ngay nếu cảm thấy không thoải mái.
 
5. Tạo tâm lý thoải mái
 
Tâm lý ám ảnh, căng thẳng kéo dài cũng có thể là nguyên nhân gây sẩy thai ở nhiều người. Bởi căng thẳng về thể chất và tinh thần đều ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe thai kỳ và rất có thể sẽ gây sẩy thai. Vì vậy mẹ bầu cần cố gắng tạo tâm lý thoải mái, vui tươi trong công việc cũng như cuộc sống gia đình.
 
6. Khám thai định kỳ
 
Khám thai là một thói quen không thể thiếu của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên nhiều người lại xem nhẹ việc này và chỉ khám thai khi thấy có dấu hiệu bất thường.
 
Thực tế, ngay cả khi thai kỳ đang khỏe mạnh bình thường thì bạn vẫn cần khám thai thường xuyên để kiểm tra các chỉ số phát triển của thai nhi, kịp thời bổ sung các dưỡng chất cần thiết, tránh những dị tật do thiếu dinh dưỡng.
 
7. Tránh tiếp xúc với bức xạ và chụp x-quang
 
Các tia bức xạ có thể ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi, thậm chí tăng nguy cơ sẩy thai. Do đó, mẹ bầu nên hạn chế chụp x-quang hay tiếp xúc với các tia bức xạ gây hại từ máy tính, điện thoại…
http://phongkhamlinhthaothanhhoa.com.vn/