banner
  • qc 1
  • qc 2
  • qc 3

Một số điều mẹ bầu cần chú ý để dưỡng thai 3 tháng đầu

 

Trong giai đoạn đầu mang thai, đặc biệt là vào những tuần đầu tiên khi bào thai trong bụng mẹ đang định hình “bám rễ”, mẹ cần chú trọng đặc biệt vào việc dưỡng thai của mình để tránh những điều đáng tiếc có thể xảy ra.
 

3 tháng đầu mang thai là giai đoạn nhạy cảm nhất đối với thai nhi bởi đây là khoảng thời gian dễ bị sẩy thai nhất, do đó mẹ cần phải đặc biệt chú ý cẩn thận để có được một thai kỳ thuận lợi.

Khám thai định kỳ
 

Một số điều mẹ bầu cần chú ý để dưỡng thai 3 tháng đầu


Khi mẹ biết trong bụng mình đang có sự hiện diện của một sinh linh bé bỏng, mẹ cần phải đến bệnh viện để khám thai theo định kỳ. Việc này vừa giúp mẹ theo dõi được tình hình sự phát triển của bé, vừa có thể có được lời những lời khuyên hữu ích trong chăm sóc sức khỏe của mẹ đảm bảo được thai kì diễn ra an toàn.

Điều chỉnh lại chế độ sinh hoạt của mình

Giờ đây mẹ đang mang thai, nên không thể giữ chế độ sinh họa tùy tiện như trước. Thế nên mẹ cần phải điều chỉnh, sắp xếp cân bằng lại thời gian nghỉ ngơi, làm việc hợp lý. Mẹ chú ý nên ngủ đủ giấc, buổi trưa nên ngủ một giấc ngủ ngắn sẽ tốt cho mẹ và bé. Không thức khuya, làm việc nặng, tránh xa các hóa chất, môi trường độc hại.

Chú ý tới chế độ dinh dưỡng
 

Một số điều mẹ bầu cần chú ý để dưỡng thai 3 tháng đầu


Trong những tháng đầu thai kỳ mẹ bầu thường rơi vào cảm giác chán ăn, mệt mỏi và ốm nghén. Tuy nhiên, mẹ không được bỏ bữa mẹ có thể chia bữa ăn ra làm nhiều bữa nhỏ để tránh ốm nghén đồng thời giúp cơ thể hấp thụ dưỡng chất tốt hơn. Chú ý trong bữa ăn của mình mẹ nên đưa vào những thực phẩm chứa nhiều sắt, protein.

Bổ sung thêm axit folic, vitamin B11 cho cơ thể

Giai đoạn mang thai này mẹ nên chú ý bổ sung thêm axit folic và vitamin B11 cho cơ thể. Hai dưỡng chất cần thiết cho mẹ bầu:

Mẹ nên uống thêm thuốc có chứa vitamin B11, bởi nó sẽ giúp thai nhi tránh được dị hình ở ống huyết quản, bệnh tim, hở hàm ếch… Tuy nhiên mẹ không được làm dụng thuốc quá nhiều mà nên uống theo sự hướng dẫn của bác sĩ (mỗi ngày khoảng 0,4mg).

Axit folic: Đóng vai trò quan trọng trong thai kỳ của mẹ, giúp hỗ trợ sự phát triển trí não, các dây thần kinh và sự phát triển của bào thai. Nếu trong thai kỳ, cơ thể mẹ thiếu axit folic sẽ gây nên những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của mẹ và gây ra di tật bẩm sinh ở thai nhi. Do đó trong 3 tháng đầu của thai kỳ mẹ cần phải buổ sung lượng axit folic theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Chú ý: Mẹ phải được sự cho phép của bác sĩ mới được dùng thuốc và uống theo sự chỉ dẫn của bác sĩ. Tránh không được tự tiện dùng thuốc.

Luôn giữ cho tinh thần mình vui vẻ, thoải mái
 

Một số điều mẹ bầu cần chú ý để dưỡng thai 3 tháng đầu


Khi mang thai, do những thay đổi của hormone nên tâm trạng mẹ bầu trở nên thất thường, hay cáu gắt, lo lắng, buồn tủi, vui vẻ… điều này không những sẽ có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ bầu như làm ảnh hưởng đến chức năng của tuần hoàn máu, hệ tiêu hóa, hệ thống hô hấp… mà nó còn nguy hại đến sự phát triển của thai nhi.

Nếu như tình trạng lo lắng, căng thẳng kéo dài sẽ dễ khiến mẹ rơi vào trầm cảm  có thể gây tác động đến bé, bé sinh ra dễ bị tự kỷ, tinh thần… do đó mẹ cần cố gắng “hóa giải” tâm trạng của mình bằng cách thường xuyên trò chuyện, chia sẻ những điều mình hay lo lắng suy nghĩ với người thân trong gia đình để mọi người hiểu, thông cảm và chia sẻ cùng mẹ; đi chơi, xem phim gặp gỡ bạn bè… đồng thời những người thân bên cạnh mẹ cũng cần tạo không khí gia đình luôn được vui vẻ, thoải mái.

Một số điều mẹ cần lưu ý trong 3 tháng đầu
 

Một số điều mẹ bầu cần chú ý để dưỡng thai 3 tháng đầu


Trong những tuần đầu của thai kỳ xương, hệ thần kinh của bé sẽ rất dễ bị tổn thương do đang được hình thành vì vậy mẹ tránh không nên tắm nước ở nhiệt độ quá cao. Nhiệt độ nước thích hợp là từ 35 – 40.

Đề phòng sẩy thai: Giai đoạn mang thai đầu rất nhạy cảm, tình trạng xảy thai rất dễ xẩy ra do lúc này, thai nhi mới được hình thành, phôi thai vẫn chưa phát triển và vẫn đang trong giai đoạn “bám rễ”. Do đó mẹ cần thận trọng trong việc đi lại, làm việc, ăn uống của mình, phải chú ý ăn uống hợp vệ sinh, tránh ăn đồ ăn ngoài đường phố, ăn chín uống sôi, nghỉ ngơi hợp lý, hạn chế tiếp xúc với người bị bệnh… Nếu mẹ thấy có những dấu hiệu bất thường như chảy máu âm đạo, đau bụng dưới… thì mẹ hãy tới ngay bệnh việc để được thăm khám, kiểm tra.

 

 

http://phongkhamlinhthaothanhhoa.com.vn/