Đối với phụ nữ mang thai, các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng sự thiếu hụt vitamin D ở người mẹ có thể ảnh hưởng đến điểm số phát triển trí tuệ thể chất của trẻ. Một số nghiên cứu khoa học đã báo cáo về sự thiếu hụt vitamin D trong thai kỳ có thể làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ và làm tăng nguy cơ hen suyễn cũng như một số nguy cơ về bệnh tim mạch.
Mẹ cần năng hoạt động ngoài trời để bổ sung vitamin D - Ảnh: Getty Images
Người mẹ khi mang thai bị thiếu vitamin D sẽ ảnh hưởng đến con khi sinh ra, tức là bé sinh ra sẽ bị thiếu vitamin D như mẹ. Trẻ sinh non, sinh đa thai dễ thiếu vitamin D do chưa được mẹ cung cấp đủ nguồn dự trữ vitamin D và gan chưa trưởng thành.
Các chuyên gia cũng xác định lượng vitamin D mà phụ nữ mang thai cần phải bổ sung. Theo Viện Nghiên cứu Y Khoa, một tổ chức độc lập của Hoa Kỳ đã khuyến khích phụ nữ mang thai nên bổ sung 600 UI mỗi ngày và không quá 4000 UI/ ngày. Và theo hiệp hội Nội Tiết, thì 600 UI cũng chưa đủ bổ sung khi thiếu hụt và có thể bổ sung đến 1,500 UI- 2000 UI mỗi ngày.
Do đó người mẹ mang thai cần uống đủ sữa, dùng các sản phẩm bổ sung vitamin D, năng hoạt động ngoài trời vào những giờ có ánh nắng, tốt nhất từ 7 – 8 giờ sáng để bổ sung vitamin D cho mình và cho bé yêu.