Dấu hiệu vô sinh là yếu tố rất quan trọng giúp chị em nhận biết mình có mắc bệnh vô sinh hay không. Dưới đây là những dấu hiệu vô sinh ở nữ gồm những triệu chứng sau.
Có rất nhiều nguyên nhân của vô sinh – hiếm muộn ở nữ giới, có thể không tự biểu hiện triệu chứng về thể chất, nhưng cũng có một số tín hiệu rất rõ ràng. Sau đây là những triệu chứng cơ bản của phụ nữ vô sinh – hiếm muộn.
Chu kỳ kinh nguyệt
Chu kỳ kinh nguyệt không đều: Chu kỳ kinh nguyệt đều đặn hoặc tương đối đều đặn là biểu hiện của việc người phụ nữ có sức khỏe sinh sản tốt. Nếu người nào có chu kỳ không đều, quá ngắn hoặc quá dài (ít hơn 24 ngày, hoặc nhiều hơn 35 ngày) phải đi gặp bác sĩ ngay để phát hiện và điều trị vô sinh sớm. Một chu kỳ không đều có thể là một dấu hiệu của các bệnh liên quan đến việc rụng trứng như: Rối loạn hoocmon làm trứng chín và rụng; có u ở tử cung, buồng trứng đa nang, bệnh u xơ tử cung, viêm khung chậu hay tử cung dị dạng…
Lượng máu ở mỗi chu kỳ quá nhiều và kéo dài: Thông thường, kinh nguyệt chỉ kéo dài khoảng 3 – 7 ngày, kéo dài hơn được coi là bất thường và nếu hầu như chu kỳ nào bạn cũng bị như thế thì rất có thể đó là dấu hiệu sớm của vô sinh. Ngoài ra, thường xuyên bị chuột rút khi đang trong chu kỳ, bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để điều trị kịp thời, tránh những biến chứng ảnh hưởng tới khả năng sinh sản.
Mất cân bằng nội tiết
Hormon điều tiết hệ thống sinh sản của cơ thể xảy ra sự mất cân bằng nội tiết tố có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Hội chứng buồng trứng đa nang là một nguyên nhân của vô sinh mà được đặc trưng bởi sự gia tăng và vượt quá kích thích tố nam (androgen) ở phụ nữ.
Các triệu chứng vô sinh sau đây có liên quan với sự mất cân bằng nội tiết và có thể là một dấu hiệu của buồng trứng đa nang: Mụn trứng cá mãn tính, thường xuyên strees. Quá nhiều tóc tăng trưởng mà không phải là do di truyền da đầu.
Các triệu chứng đau
Chuột rút kinh nguyệt.
Giao hợp đau: Khi bạn quan hệ tình dục thường xuyên thấy đau cơ quan sinh dục như âm đạo… có thể là một dấu hiệu của khối u xơ.
Đau vùng chậu có thể mắc một số bệnh như u xơ, bệnh viêm vùng chậu, hư hỏng tử cung, hoặc khuyết tật bẩm sinh tử cung và âm đạo.
Đau và phình nhỏ ở bụng dưới.
Nhiễm trùng
Nhiễm trùng đường tiết niệu có thể là bệnh viêm vùng chậu hay các vấn đề ảnh hưởng đến khả năng sinh miễn dịch.
Nhiễm trùng do các bệnh lây lan qua đường tình dục như Chlamydia có thể dẫn đến sẹo vĩnh viễn và dẫn đến bệnh viêm vùng chậu.
Nhiễm nấm men thường xuyên có thể là một dấu hiệu của bệnh viêm vùng chậu hay các vấn đề miễn dịch.
Bên cạnh đó còn có các triệu chứng khác về thể chất có thể là dấu hiệu của vô sinh – hiếm muộn:
Trọng lượng mất mát hay tăng cân do các yếu tố như béo phì hoặc tập thể dục quá nhiều có thể gây gián đoạn cho các chu kỳ kinh nguyệt và dẫn đến đa nang buồng trứng.
Bị thoát vị có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản từ bụng đẩy thông qua thành bụng, gây ra các triệu chứng bao gồm một phần lồi ra ở bụng, áp lực, đau đớn, và cảm giác khó chịu.
Sốt cao có thể là một dấu hiệu của bệnh viêm vùng chậu hoặc đường tiết niệu bị nhiễm trùng cần phải đưa đến bệnh viện ngay lập tức.
Biểu hiện lạ của kinh nguyệt cảnh báo vô sinh
Kinh nguyệt là dấu hiệu rõ nét nhất minh chứng cho khả năng sinh sản của phụ nữ. Tuy nhiên, rất nhiều phụ nữ gặp rắc rối về kinh nguyệt, từ đó có thể dẫn đến vô sinh.
Vô sinh vì kinh nguyệt không đều
Ngay từ khi mới dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt của chị Thu Hường ở Vĩnh Phúc đã không ổn định, thậm chí 6 tháng mới có 1 lần. Trong khi các bạn gái khác khổ sở vì “thấy tháng” với đủ các triệu chứng mệt mỏi, đau bụng, tức ngực, đau lưng thì Hường lại cảm thấy mình “may mắn” vì ít khi có kinh.
Kéo dài nhiều năm như thế nhưng chị vẫn nghĩ đơn giản chỉ cần có là được, chu kỳ kinh có kéo dài cũng không vấn đề gì. Chị không hề biết rằng đó là dấu hiệu bất thường của cơ thể, cảnh báo nhiều nguy cơ.
Cho đến khi lấy chồng chị cũng không thấy sốt ruột gì mà vẫn cho rằng điều đó bình thường, còn chuyện con cái là “lộc trời cho”, muốn vội cũng không được. Những đã hơn 3 năm sau khi cưới mà vợ chồng chị vẫn chưa có em bé và lúc này chị mới thấy lo lắng.
Đi khám phụ khoa bác sĩ cho biết, chị không bị viêm nhiễm gì, vòi trứng và noãn trứng bình thường. Thủ phạm dẫn đến khả năng sinh sản của chị bị hạn chế, khó có con chính là do chu kỳ kinh nguyệt thất thường.
Bác sĩ Lê Thị Kim Dung, trưởng phòng khám sản phụ khoa, Trung tâm y tế lao động Thái Hà cho biết, ngày nay rất nhiều chị em không biết rằng rối loạn kinh nguyệt trong đó có chu kỳ kinh nguyệt không đều ảnh hưởng đến khả năng có con, thậm chí còn có tư tưởng chủ quan về chu kỳ kinh nguyệt.
Trong khi thực tế, đó là biểu hiện của bệnh lý kinh nguyệt thất thường mà càng điều trị muộn càng khó có con. Theo số liệu nghiên cứu điều tra tại Việt Nam, phụ nữ có vòng kinh không đều có tỷ lệ vô sinh cao gấp 1,2-1,3 lần.
Dấu hiệu rối loạn chu kỳ kinh nguyệt cũng gây hiếm muộn, vô sinh ở phụ nữ.
Rong kinh cũng khó có con
Nếu như kinh nguyệt thất thường dễ dẫn đến vô sinh thì bệnh rong kinh cũng khiến chị em khó thụ thai.
Suốt 15 năm nay, chị Hồng Ngân ở Thanh Xuân, Hà Nội sống cùng với bệnh rong kinh. Mỗi lần “đèn đỏ” là chị lại phát hoảng vì kỳ kinh kéo dài 10- 15 ngày, ngừng được vài ngày lại tiếp tục ra. Triền miên trong trạng thái có kinh như vậy, chị Ngân gần như phải đóng băng vệ sinh suốt cả tháng.
Mặc dù đã đi khám và điều trị rong kinh ở rất nhiều nơi nhưng kết quả vẫn không mấy khả quan, chu kỳ kinh đều được một thời gian rồi lại rong như cũ. Nhiều khi quan hệ vợ chồng bị đứt đoạn, mọi sinh hoạt và chuyện con cái đều bị ảnh hưởng.
Dấu hiệu vô sinh ở nữ gồm những triệu chứng nào các chị em nên biết - phần 4
Đi tư vấn hiếm muộn, bác sĩ cho biết đó là nguyên nhân khiến chị lấy chồng gần 4 năm chị vẫn chưa có con càng khiến chị khổ tâm.
Bác sĩ Dung chẩn đoán, tình trạng khó có con ở chị Ngân có thể là do biến chứng của bệnh lý rong kinh. Mặc dù bản thân rong kinh không phải là nguyên nhân trực tiếp, nhưng nếu rong kinh kéo dài không được điều trị dứt điểm sẽ dẫn đến hậu quả khó thụ thai.
Rong kinh ở phụ nữ là hiện tượng có kinh kéo dài trên 07 ngày. Có nhiều nguyên nhân gây rong kinh, tùy theo lứa tuổi. Rong kinh do rối loạn sinh lý không có gì nguy hiểm. Nhưng rong kinh là bệnh lý lại gây những biến chứng nguy hiểm.
Nếu để rong kinh kéo dài mới đi khám thì kết quả điều trị rất thấp, dễ bị rong kinh tái phát nhiều lần, trong tương lai hay bị vô sinh. Bệnh nhân bị rong kinh hơn chục năm kéo dài và không có con.
Kinh nguyệt có màu đen sẫm, vón cục cũng tiềm ẩn nguy cơ vô sinh
Đến tuổi dậy thì chị Oanh ở Hưng Yên vẫn có chu kỳ kinh nguyệt như những bạn gái khác. Hơn 10 năm kinh nguyệt của chị vẫn bình thường nhưng gần hai năm nay, kể từ ngày lấy chồng chị phát hiện thấy kinh nguyệt có dấu hiệu lạ. Máu kinh không loãng như trước thay vào đó là những cục máu đông, màu đen và ra rất nhiều.
Chị cũng không hiểu vì lý do gì mà từ khi kết hôn đến nay vẫn chưa có con dù không sử dụng biện pháp kế hoạch nào.
Bác sĩ Dung cho rằng, hiện tượng máu đen vón cục trong kỳ kinh như chị Oanh cũng có thể là do chị mắc một bệnh nhiễm trùng hoặc bệnh lây truyền qua đường tình dục làm giảm khả năng thụ thai.
Thông thường, máu kinh loãng, những chị em thấy có cục máu đông xuất hiện là do chúng chưa kịp tan trước khi đẩy ra ngoài. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp máu đen, vón cục là do bệnh lý, ví dụ như lạc nội mạc tử cung.
Như vậy, nguyên nhân dẫn đến chậm có con không chỉ do tắc vòi trứng, các bệnh viêm nhiễm,… mà dấu hiệu rối loạn chu kỳ kinh nguyệt cũng gây hiếm muộn, vô sinh ở phụ nữ.
Bác sĩ Dung khuyến cáo, chị em không nên chủ quan với những bất thường của kinh nguyệt. Nên theo dõi chính xác chu kỳ kinh nguyệt của mình nếu thấy có bất thường thì nên khám sớm, nếu để lâu càng khó có khả năng thụ thai.
Trên đây chỉ là những dấu hiệu thường gặp ở phụ nữ vô sinh. Để biết chính xác rằng mình có vô sinh hay không các chị em nên đến các trung tâm phụ khoa để khám và chuẩn đoán chính xác nhất.