Khi mang thai sẽ có sự thay đổi về hoocmon có tên là Estrogen và Progestorome dễ gây cho lợi sưng, tạo ra sự tích tụ của chất vôi và lây nhiễm vi khuẩn, là nguyên nhân làm cho răng dễ bị sâu. Khi đó chúng ta có nên chữa sâu răng không? Đây là câu hỏi được rất nhiều mẹ bầu quan tâm và muốn biết. Hôm nay admin sẻ chia sẻ một số thông tin để các mẹ cùng tham khảo để biết thêm và có hướng điều trị tốt nhất.
Việc thai nhi lớn lên, dạ con sẽ phình ra tích trữ của dạ dày sẽ bị thu hẹp lại làm cho người mẹ chóng no và chóng đói, cũng là nguyên nhân để ngưòi mẹ ăn vặt các loại bánh ngọt. Đây là nguyên nhân gây Sâu răng tăng lên.Trên thực tế,những phụ nữ mang thai chính là những người có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh về răng miệng nhất bởi lượng canxi trong cơ thể luôn thiếu hụt do phải cung cấp cho con.
Thông thường, những phụ nữ có sức khỏe tốt thì sẽ khó nhận biết được những thiếu hụt canxi này, nhưng ngược lại,những người vốn yếu thì khi mang thai, lượng canxi trong cơ thể sẽ sụt giảm đáng kể.
Thời kỳ thai nhi được khoảng 25 tuần tuổi, hệ xương đang được hình thành mạnh mẽ thì lượng canxi cần thiết phải cung cấp cho em bé cao hơn bình thường các tháng trước đó. Nếu người mẹ không đủ canxi và không bổ sung được canxi qua ăn, uống thì nhiều khả năng thiếu hụt canxi nghiêm trọng, và bệnh đầu tiên gặp phải là các bệnh răng miệng.
Nếu áp dụng các phương pháp dân gian, thời gian mang thai không được khám chữa răng thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến em bé sau này bởi vì nếu viêm lợi quá nặng có thể dẫn tới sinh non. Việc mẹ bị sâu răng cũng sẽ khiến con bị sâu răng theo và viêm vòm họng.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, những bà mẹ khi mang thai bị sâu răng thì sinh con ra sẽ có bộ máy tiêu hóa kém hiệu quả,hệ miễn dịch không tốt, ngoài ra còn bị ảnh hưởng bởi nhiều căn bệnh khác.
Do đó, không nên vì các kinh nghiệm truyền tai nhau mà tránh đến gặp nha sĩ khám răng mỗi khi thấy dấu hiệu sâu răng, răng ngả màu… Điều quan trọng khi mang thai là phải thường xuyên đi khám răng để phòng ngừa và điều trị bệnh.
Tuy nhiên, giai đoạn khoảng từ 30 tuần trở đi, bào thai đã quá lớn,việc đi lại và nằm chữa răng lâu dễ gây ra chóng mặtcho thai phụ nên có thể hạn chế khám răng từ giai đoạn này.
Phòng chống sâu răng khi mang thai. Để không phải đối mặt với các chứng bệnh về răng miệng khi mang thai, dẫn đến ảnh hưởng cho thai nhi, các bà mẹ nên thực hiện các biện pháp phòng ngừa sau:
- Mỗi ngày đánh răng ít nhất 2 lần, sau bữa ăn để giữ vệ sinh răng miệng.
- Nếu ở giai đoạn ốm nghén, sau mỗi lần bị nôn cần súc miệng lại bằng nước sạch để giảm axit trong miệng.
- Nếu đánh răng gây buồn nôn cho các bà mẹ mang thai, thì có thể đánh nhẹ nhàng sau đó xúc miệng lại bằng dung dịch vệ sinh.
Những điều cần lưu ý khi chữa răng lúc mang thai
1. Trong thời gian mang thai và cho con bú không nên gây tê?
Theo các bác sỹ nha khoa, hiện nay có rất nhiều loại thuốc giúp gây tê cục bộ. Những loại thuốc này không ảnh hưởng đến thai nhi và trong thành phần không chứa các chất gây co mạch. Những loại thuốc gây mê như thế không nguy hiểm cho sức khỏe của mẹ và bé.
2. Không nên chụp X quang trong thời gian mang thai?
Trong thời gian chữa răng, cần phải làm từ 1 – 5 lần chụp X quang. Khi chụp X quang, những tia nhỏ sẽ xuyên qua phần mô xương hàm để vào phần răng cần chữa trị.
Những tia X quang trong trường hợp này được sử dụng thấp hơn ngưỡng cho phép 10 lần, nên không có hại cho cơ thể. Hiện nay, có những thiết bị hiện đại có thể thực hiện chụp X quang không phải bằng phim mà bằng bộ cảm biến điện. Những tia phát ra từ thiết bị này còn thấp hơn 10 lần nữa. Hơn nữa, trong thời gian chữa răng cho những bệnh nhân đang mang bầu, các bác sỹ sẽ cho bệnh nhân mặc những chiếc áo chuyên dụng để tránh những ảnh hưởng của chụp X quang.
3. Trong thời gian mang bầu không nên chữa răng?
Trên thực tế, những phụ nữ mang bầu có nguy cơ cao mắc các bệnh về răng miệng do lượng can xi trong cơ thể thay đổi liên tục. Đối với những phụ nữ hoàn toàn khỏe mạnh, sự thay đổi này rất khó nhận thấy, còn đối với những phụ nữ sức khỏe yếu thì khi mang bầu lượng canxi trong cơ thể người mẹ sẽ giảm đi rất nhiều.
Thai nhi ở 24 – 25 tuần tuổi là thời điểm hệ xương đang hình thành mạnh mẽ. Lượng canxi cần thiết để hình thành xương của trẻ được lấy từ cơ thể của mẹ. Trong máu của người mẹ khi ấy không đủ canxi và cơ thể đòi hỏi phải cung ứng thêm lượng canxi. Và “sự hy sinh đầu tiên” cho quá trình này là các mô xương ở hàm trên và hàm dưới.
Hơn nữa, khi mang bầu, tuyến nước bọt trong cơ thể người mẹ có sự thay đổi. Trong nước bọt chứa những chất làm chắc men răng, ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh sâu răng. Trong thời gian mang bầu, lượng nước bọt tiết ra giảm và hậu quả là bị sâu răng. Nếu trì hoãn việc khám răng trong thời gian mang thai, người phụ nữ sẽ có nguy cơ phải nhổ một vài cái răng hoặc khiến cho các bệnh về răng trở nên trầm trọng hơn. Răng sâu chính là ổ nhiễm khuẩn nguy hiểm. Các nhà khoa học khẳng định, những có răng sâu sẽ sinh ra những đứa trẻ có hệ miễn dịch kém và bộ máy tiêu hóa làm việc không tốt, chưa kể còn xuất hiện một loạt các bệnh khác. Người mẹ bị sâu răng sẽ khiến trẻ cũng bị sâu răng và viêm vòm họng. Vì thế, đối với những phụ nữ mang bầu, điều quan trọng là phải thường xuyên đi khám răng miệng và có những biện pháp chữa trị kịp thời.
Những nguyên nhân gây sâu răng cho bà bầu: Nhất là thời kỳ mang thai tháng thứ 2, các bà mẹ dễ để ý lấy từ bựa thức ăn, bựa vôi tích tụ trên răng, và do phản ứng của việc viêm nên lợi ở xung quanh chân răng bị sưng đỏ. Mặc dù phần lớn không có hiện tượng đau nhức, nhưng lợi rất dễ bị chảy máu khi đánh răng. Nếu sợ chảy máu không đánh răng thì bựa thức ăn và bựa vôi càng tích tụ nhiều hơn.
Bà bầu nào dễ bị sâu răng: Số bà bầu bị sâu răng khoảng 65-70%. Đôi khi bà bầu cảm thấy răng bị lung lay, nhất là giai đoạn mang thai tù tháng thứ 7-9. Nhưng đừng lo ngại, vì sau khi sinh con, răng lung lay sẽ trở lại tốt lên do sản lượng hoocmon Estrogen và Progestorome giảm đi nên lợi hẹp xuống không sưng nữa và giữ chân răng chắc hơn.
Với trường hợp có hiện tượng viêm lợi, qua nghiên cứu cho thấy nếu người mẹ bị viêm lợi nặng có thể gây ra hậu quả sinh con trước thời hạn, là nguyên nhân thai nhi sinh ra có trọng lượng thâp. Bởi do lượng vi khuẩn rất lớn sẽ có thể nhiễm theo mạch máu và dạ con và thúc đẩy việc sản sinh ra hóa chất Prostalandin làm dạ con bị co cứng trước thời hạn. Nhưng nếu người mẹ chỉ sưng lợi mà không bị viêm nhiễm gì cả thì không có khả năng sinh con trước thời hạn.
Nếu thấy có hiện tượng đau nhức răng lợi, đó là hiện tượng viêm nhiễm người mẹ nên đi khám nha khoa ngay để chữa răng kịp thời.
Có nên khám chữa răng khi mang bầu: Khi thấy răng sâu, bà bầu có thể đi hàn răng vào thời kỳ mang thai 14-27 tuần. Còn từ tuần 28 đến khi sinh chỉ nên kiểm tra lại, vệ sinh răng miệng mà thôi không nên hàn răng vì bào thai đã lớn nằm ghế chữa răng rất bất tiện, nằm chữa lâu dễ gây ra chóng mặt, bị ngất xỉu.
Con có lấy canxi từ răng của mẹ: Canxi mà thai nhi cần để tạo ra xương sẽ được lấy từ thức ăn mà người mẹ ăn hàng ngày. Nếu người mẹ uống Sữa có chất canxi và ăn uống thực phẩm đủ 5 nhóm, như thế cũng đã đầy đủ cho con. Nhưng nếu người mẹ không uống được Sữa hay uống được ít sữa, bác sĩ sẽ cho uống bổ trợ canxi. Còn nếu không đủ canxi thực sự thì có thể có cách tăng hò tan canxi từ xương để tăng sản lượng canxi trong máu cho thai nhi sử dụng cho đủ, chứ không liên quan đến việc Sâu răng hay việc hỏng răng.
Chăm sóc răng chuyện đơn giản: Mỗi ngày đánh răng ít nhất 2 lần, nếu có thể nên đánh răng sau mỗi bữa cơm. Nên quan tâm đặc biệt đến vùng chân răng giáp lợi.
- Dùng chỉ tơ nha khoa đánh răng hàng ngày.
- Trong thời kỳ thai nghén nên súc miệng bằng nước sạch sau mỗi lần Nôn để giảm tình trạng axit trong khoang miệng.
- Việc đánh răng có thể gây cho người mẹ Nôn nao, nên đánh răng với nước trắng và dùng dung dịch xúc miệng loại chống gây vôi hóa.
- Ăn uống thực phẩm giàu vitamin C và B12, hạn chế tối đa ăn bánh kẹo ngọt đậm và nước giải khát chữa ga..Trên đây admin đã chia sẻ với tất cả các mẹ một số thông bổ ích khi các mẹ bị đau răng trong thời điểm đang mang thai.
Với mong muốn mang lại những tiện ích tốt nhất dành cho các mẹ, các chị. Admin xin giới thiệu đến tất cả các mẹ một địa chỉ chuyên khoa răng hàm mặt uy tín tại Thanh Hóa được rất nhiều các mẹ biết đến và tin tưởng sử dụng dịch vụ. Đó là PHÒNG KHÁM NHA KHOA QUỐC TẾ VIỆT ĐỨC - Lô 08 - Phan Chu Trinh - Điện Biên - Thanh Hóa. Đến với PHÒNG KHÁM NHA KHOA QUỐC TẾ VIỆT ĐỨC các mẹ sẽ được các bác sĩ chuyên khoa tư vấn và có những liệu trình điều trị một cách tốt nhất cho những bà mẹ mang thai bị sâu răng.
Mọi thông tin cần tư vấn về chuyên khoa răng hàm mặt tại Thanh Hóa nói riêng hoặc cả nước nói chung xin vui lòng liên hệ:
PHÒNG KHÁM NHA KHOA QUỐC TẾ VIỆT ĐỨC
Địa chỉ: Lô 08 - Phan Chu Trinh - Điện Biên - Thanh Hóa.
Hotline: ☎ 0936.31.33.35 - 0888.200.888.