banner
  • qc 1
  • qc 2
  • qc 3

Viêm nhiễm nấm khi mang thai

Mang thai là thời điểm sức khỏe của mẹ rất nhạy cảm và có sự ảnh hưởng lớn đến bé trong bụng. Đặc biệt, khi mang thai mẹ rất dễ nhiễm nấm âm đạo. Nếu không kịp thời chữa trị sẽ dẫn đến tình trạng sinh non, thậm chí làm thai nhi tử vong nữa.

Mang thai là thời điểm sức khỏe của mẹ rất nhạy cảm. Ảnh minh họa: Getty Images

1. Những nguyên nhân gây nấm âm đạo

Vùng âm đạo của phụ nữ vốn đã tồn tại khá nhiều loại nấm khác nhau, cả lợi và hại. Tuy nhiên, khi mang thai, lượng nấm này lại phát triển nhiều hơn so với bình thường bởi độ pH ở âm đạo mẹ bầu có sự thay đổi, tăng progesterone và nội tiết tố biến đổi khá nhiều, lượng đường cao hơn – những môi trường như vậy cực kỳ thuận lợi cho nấm phát triển và kích thích khi có một tác động nhỏ từ bên ngoài.

Dịch âm đạo tiết ra từ cổ tử cung nhiều hơn cũng là môi trường cho các loại nấm này phát triển, trước hệ miễn dịch yếu ớt của bà bầu, thì việc nhiễm trùng là khả năng xảy ra rất cao.

2. Những ảnh hưởng tới bé khi mẹ bầu bị nhiễm nấm

Bé sơ sinh của mẹ bị nhiễm nấm âm đạo, khi sinh đi ngang qua âm đạo có thể bị dính nấm vào niêm mạc miệng gây đẹn hoặc bị viêm da do nấm.

Nếu bé bị suy dinh dưỡng từ trong bụng hoặc sinh non, đề kháng yếu, có thể bị viêm phổi do nấm.

Hoặc, trong quá trình điều trị do uống thuốc mà gây hại đến thai nhi: dị tật thai di, suy dinh dưỡng …

3. Mách mẹ cách phòng bệnh

- Giảm ăn đường và các thực phẩm ngọt. Mẹ nhớ tránh để vùng kín ở tình trạng nóng ẩm.

- Mẹ nên mặc đồ lót bằng cotton 100%, không tắm nước quá nóng, không mặc quần jean dày và quần bó sát.

- Tránh dùng các loại xà phòng có chất tẩy rửa mạnh khi vệ sinh vùng kín vì nó có thể làm thay đổi môi trường âm đạo, tạo điều kiện cho nấm phát triển.

- Mẹ nên vệ sinh từ trước ra sau, nhằm hạn chế tối đa sự lây lan vi khuẩn từ hậu môn sang âm đạo.

- Không dùng chất khử mùi cho vùng kín.

- Giặt sạch và phơi khô đồ bơi sau mỗi lần đi bơi.

4. Điều trị cho mẹ bầu

Hiện nay, có một vài loại thuốc viên đặt âm đạo đã được nghiên cức và được tổ chức Y tế thế giới xác định rằng không gây tác hại lên thai nhi, nên sử dụng được trong thai kỳ.

Tuy nhiên, mẹ cần nhớ là đặt thuốc vào âm đạo khi mang thai có thể gây chảy máu do chạm vào các mạch máu nhỏ dễ vỡ của âm đạo và cổ tử cung. Vì vậy, chỉ khi nào thật sự cần thiết, bác sĩ mới cho thuốc phù hợp và hướng dẫn sử dụng, mẹ nên lưu ý là theo đúng chỉ dẫn.

Ngoài ra về ăn uống: tỏi có tính kháng khuẩn rất tốt nên bạn hãy ăn chúng mỗi ngày để giảm tình trạng viêm nhiễm. Ăn sữa chua (chứa nhiều lợi khuẩn probiotic), giúp áp đảo các bệnh viêm nhiễm của cơ thể.

Sưu tầm