banner
  • qc 1
  • qc 2
  • qc 3

Các loại khí độc bà bầu cần tránh

Trong môi trường công cộng thật khó để bà bầu tránh khỏi những nguồn không khí ô nhiễm, làm ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và sự phát triển của thai nhi. Tuy vậy, mẹ cũng cần cố gắng hạn chế hết mức việc hít phải những khí độc như dưới đây.
 
 
 
Mẹ bầu cố gắng hạn chế việc hít phải những khí độc. Ảnh minh họa: Internet
 
1. Mùi của các chất hóa học
 
Bà bầu cũng nên tránh hít phải mùi xăng hay nước tẩy rửa, nước lau rửa nhà… Có thể bảo vệ bằng găng tay và khẩu trang. Bà bầu nên ở trong căn phòng đã được thông khí để tránh bị hít phải các mùi hóa học độc hại hoặc tốt nhất là nhờ người khác làm giúp.
 
2. Khói ô tô
 
Chất khí Polycyclic aromatic hydrocarbons là chất khí tiêu biểu và thông dụng nhất gây hại cho bà bầu. Chất này có trong khói ô tô, hệ thống sưởi ấm trong nhà và khói thuốc lá. Việc phơi nhiễm (tiếp xúc với yếu tố nguy cơ gây bệnh) với không khí bị ô nhiễm trước khi sinh và khói thuốc lá sau khi sinh có thể gây tổn hại cho phổi trẻ sơ sinh, khiến trẻ dễ mẫn cảm dễ mắc bệnh ho, viêm đường hô hấp sau này. Việc phơi nhiễm còn có thể gây biến đổi ADN của trẻ, gây ra nhiều bệnh khác khi bé lớn lên.
 
3. Khí than tổ ong
 
Khi đốt than tổ ong, các khí độc như SO2, CO, CO2, NO2 thoát ra rất nhiều có thể gây ho, khó thở, viêm phổi, độc hại cho hệ thần kinh, thiếu máu não, thậm chí gây ngộ độc khí than… làm tăng biến chứng đối với thai nhi.
 
4. Mùi sơn
 
Tiếp xúc thường xuyên với các dung môi hữu cơ hòa tan trong sơn, chất diệt côn trùng, keo dính, sơn mài và những chất tẩy rửa có thể gây biến chứng cho thai nhi vì khí độc có thể đi qua nhau thai.
 
5. Mùi thuốc nhuộm tóc
 
Trong thuốc uốn tóc thường có thioglycolat amon, tính độc, nếu dùng liên tục dễ gây hại cho thai. Ngoài ra, trong các hóa chất làm tóc và móng còn có chất aceton có khả năng bốc hơi, xộc mùi rất mạnh, đặc biệt nguy hiểm đến thai nhi, nhất là trong giai đoạn đầu thai kỳ.
 
6. Nước hoa nặng mùi
 
Các loại nước hoa, tinh dầu, sáp thơm sử dụng phụ gia cồn, tạo mùi hương nếu càng đậm đặc thì càng gây hại do quá trình bốc hơi nhanh, dễ dàng ngấm qua đường hô hấp vào máu.
 
http://www.ebe.vn/