banner
  • qc 1
  • qc 2
  • qc 3

Bảo vệ con khỏi dị tật trước khi con được hình thành

Dị tật bẩm sinh là biến chứng rất nguy hiểm trong quá trình bé phát triển trong tử cung mẹ. Phần lớn dị tật thai nhi diễn ra trong 3 tháng đầu mang thai. Những dị tật này có thể phát hiện trước khi bé chào đời nhưng di chứng thì khó giải quyết được.
 
Những biến chứng nguy hiểm của dị tật thai nhi này là điều không ai mong muốn, tuy nhiên nguy cơ mắc là không loại trừ bất kỳ ai nếu trước và trong thời gian mang thai mẹ không chăm sóc sức khỏe bản thân cẩn thận.
 
Vì thế, nếu có ý định sinh con, mẹ hãy tham khảo những hướng dẫn như dưới đây, giúp mẹ sinh ra được những em bé khỏe mạnh và đáng yêu nhé.
 
 
Hãy có một kế hoạch mang thai rõ ràng để có một thai kỳ khỏe mạnh. Ảnh minh họa: Internet
 
1. Hãy có một kế hoạch mang thai rõ ràng
 
Bởi vì dị tật bẩm sinh xảy ra phổ biến nhất ở ba tháng đầu thai kỳ chính vì vậy nó vô cùng quan trọng để lên kế hoạch mang thai một cách hoàn hảo nhất. Trong 3-6 tháng trước khi mang thai, bạn nên đi chích ngừa những bệnh nguy hiểm như rubella, cúm… Điều chỉnh chế độ ăn uống cân bằng, khoa học cũng như từ bỏ những thói quen xáu như hút thuốc, uống rượu, bia…
 
2. Kiểm tra sức khỏe trước khi mang thai
 
Dù bạn đang mang thai hay chuẩn bị mang thai thì việc khám sức khỏe định kỳ là điều vô cùng quan trọng. Nếu bạn đang có dự định mang thai, vợ chồng bạn hãy đi khám sức khỏe sinh sản ngay để được bác sĩ hướng dẫn cách ăn uống cũng như lối sống phù hợp để sớm có thai.
 
Việc uống thuốc bố sung trước khi mang thai như acid folic là vô cùng quan trọng giúp ngăn ngừa dị tật cho thai nhi.
 
3. Nghỉ ngơi hợp lý và tránh xa stress
 
Mệt mỏi là triệu chứng rất phổ biến với mẹ bầu nhất là trong 3 tháng đầu. Làm thế nào để cải thiện tình trạng này? Cách tốt nhất để bớt mệt mỏi là bạn nghỉ ngơi nhiều hơn. Các mẹ cần dành đủ thời gian 8 giờ mỗi ngày để ngủ. Bạn cũng nên tranh thủ ngủ trưa khoảng 30 phút để thoải mái nhất.
 
Ngoài ra, căng thẳng trước và trong thời gian mang thai có tác động tiêu cực đến sự phát triển của thai nhi. Hãy thả lỏng tinh thần, nghĩ đến những điều vui vẻ, nghĩ đến những ngày hạnh phúc được ôm thiên thần bé bỏng trong tay bạn nhé.
 
4. Ăn uống lành mạnh
 
Một bữa ăn mẹ đang có dự định mang thai, hay đang có thai cần có đủ 4 nhóm thực phẩm cơ bản là tinh bột (ngũ cốc, cơm, yến mạch… ); rau quả (đặc biệt là rau có màu xanh xẫm); trái cây (không nên dùng nước ép trái cây đóng chai); sữa và các sản phẩm từ sữa; protein (thịt, cá) và dầu (cá hoặc các loại hạt).
 
Mẹ không nên ăn uống quá nhiều trong một bữa mà nên chia thành nhiều bữa trong ngày thì sẽ hấp thụ tốt hơn nhé.
 
5. Bổ sung acid folic, sắt và nước đầy đủ
 
400 mg acid folic mỗi ngày sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc dị tật bẩm sinh ở não bộ và cột sống của thai nhi. Mẹ bầu cũng cần bổ sung thêm khoảng 30mg sắt mỗi ngày để giảm nguy cơ thiếu máu. Để an toàn hơn cả, các mẹ nên tham khảo thêm ý kiến bác sĩ trực tiếp khám thai cho mình nhé.
 
Ngoài ra, mẹ cần uống đủ 6 – 8 ly nước mỗi ngày, bao gồm cả nước lọc, sữa, nước trái cây, nước canh … để giúp thai kỳ của mẹ duy trì sự gia tăng thể tích máu, phòng chống táo bón nhé.
 
6. Loại bỏ những thói quen xấu
 
Những mẹ hút thuốc lá, uống thuốc kháng sinh và uống rượu khiến thai nhi có nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh đấy. Vì vậy, từ khi lên kế hoạch mang thai và suốt thời gian bầu bí, bạn nên loại bỏ những thói quen xấu này nhé.
 
Ngoài ra, hãy tăng cường tập thể thao vì nó mang lại rất nhiều lợi ích như giúp mẹ bầu khỏe mạnh, dễ sinh nở và nhanh lấy lại vóc dáng sau sinh. Những môn thể thao phù hợp với mẹ bầu là đi bộ, bơi lội hoặc yoga.
 
http://phongkhamlinhthaothanhhoa.com.vn/
Tags: Khám thia tại Thanh Hóa, phòng khám thai tại Thanh Hóa,dịch vụ khám thai tại Thanh Hóa, dịch vụ phá thai không đau tại Thanh Hóa, dịch vụ siêu âm tại Thanh Hóa, siêu âm thai thanh hóa,chữa trị hiếm muộn vô sinh tại Thanh Hóa,phòng khám hiếm muộn vô sinh tạ