banner
  • qc 1
  • qc 2
  • qc 3

Những rủi ro mẹ bầu có thể gặp phải trong suốt thai kỳ

Một khi bạn đã bắt đầu lên kế hoạch mang thai, hãy ưu tiên đến vấn đề sức khỏe để phòng ngừa những nguy hiểm lớn nhất trong thai kỳ.
Có rất nhiều rủi ro ở các mức độ khác nhau mà bà mẹ tương lai gặp phải khi mang thai. Để có một thai kỳ khỏe mạnh và phòng ngừa những rủi ro đó dường như là một nhiệm vụ phức tạp. Trong suốt 9 tháng thai kỳ, thậm chí là trước khi mang thai, bạn phải chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để giảm thiểu những nguy hiểm cho em bé và mình. Vậy, những rủi ro lớn nhất khi mang thai là gì và bạn cần phải làm gì để ngăn ngừa các rủi ro đó? Chúng ta hãy tìm hiểu vấn đề quan trọng này ngay trong bài viết dưới đây!

Kết quả hình ảnh cho những rủi ro khi mang bầu

Những yếu tố gây ra rủi ro cao khi mang thai

1. Tuổi của mẹ

Tuổi tác của mẹ là một trong những yếu tố lớn nhất tác động đến thai kỳ. Nếu bạn mang thai trước 17 tuổi hoặc quá 35 tuổi, bạn có thể phải đối diện với nhiều rủi ro khi mang thai. Nếu bạn mang thai ở độ tuổi quá 40, mức độ thụ thai thành công sẽ khó hơn và nguy cơ sảy thai, dị tật thai nhi sẽ cao hơn.

2. Sử dụng thuốc

Sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai cũng đem lại nhiều rủi ro khôn lường cho bà bầu. Đó là lý do tại sao các bác sĩ thường xuyên khuyên phụ nữ có thai tránh sử dụng thuốc tối đa và chỉ sử dụng thuốc trong các trường hợp có chỉ định của bác sĩ, đặc biệt là các loại thuốc chữa bệnh tiểu đường, cao huyết áp, các vấn đề về thở, bệnh về thận, bệnh tim và bệnh lây nhiễm qua đường tình dục. Khi bạn đang cố thụ thai, việc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống thuốc cũng vô cùng quan trọng.

3. Mắc bệnh

Các vấn đề sức khỏe của người mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi. Để có một thai kỳ khỏe mạnh và giảm thiểu các rủi ro cho cả mẹ và em bé, bạn nên khám sức khỏe để kiểm tra các bệnh nguy hiểm nhất trong thai kỳ như sau:

nhung rui ro lon nhat khi mang thai va cach phong ngua 1
a. Tiền sản giật
Bệnh này được cho là nguy hiểm với phụ nữ có thai vì nó có thể đe dọa tính mạng của cả mẹ và thai nhi. May mắn thay, tiền sản giật là một bệnh có thể được đẩy lùi nếu phát hiện sớm và chữa trị đúng cách.

b. Tiểu đường thai kỳ

Tiểu đường thai kỳ thực chất là một bệnh tiểu đường phổ thông phát triển trong giai đoạn phụ nữ mang thai. Đây là một tình trạng sức khỏe nghiêm trọng có thể phát triển thành bệnh tiểu đường loại 2 cho cả em bé trong bụng.

c. Đa nang buồng trứng (PCOS)

Hội chứng đa nang buồng trứng khiến phụ nữ khó khăn trong việc mang thai và nuôi dưỡng thai nhi đến tháng cuối cùng. Phụ nữ mắc hội chứng này thường khó thụ thai và khi mang thai có nguy cơ bị sảy thai cao. Hầu hết các trường hợp sảy thai diễn ra trước tuần thứ 20 của thai kỳ. Bên cạnh đó, phụ nữ mắc đa nang buồng trứng cũng thường đi kèm với các bệnh liên quan khác như tiền sản giật và tiểu đường, dẫn đến sinh non.

d. Các bệnh về thận

Nếu bạn có các vấn đề về thận, bạn có nguy cơ khó mang thai và giữ thai an toàn cho đến khi thai đủ tháng. Trong hầu hết các trường hợp, những phụ nữ có vấn đề về thận khi đang mang thai rất dễ bị sảy thai và buộc phải dùng nhiều biện pháp điều trị bổ sung, thay đổi chế độ dinh dưỡng và theo dõi sức khỏe thường xuyên.

Có rất rủi ro ở nhiều mức độ khác nhau mà bà mẹ tương lai gặp phải khi mang thai. Để có một thai kỳ khỏe mạnh để phòng ngừa những rủi ro đó dường như là một nhiệm vụ phức tạp. Trong suốt 9 tháng thai kỳ, thậm chí là trước khi mang thai, bạn phải chuẩn bị những điều kiện tốt nhất để giảm thiểu những nguy hiểm cho em bé và mình. Vậy, những rủi ro lớn nhất khi mang thai là gì và bạn cần phải làm gì để ngăn ngừa các rủi ro đó? Chúng ta hãy tìm hiểu vấn đề quan trọng tiếp theo trong phần 2 của bài viết.

f. Béo phì

Béo phì là một tác nhân âm thầm gây bệnh tiểu đường và dẫn đến nhiều biến chứng liên quan đến rủi ro khi sinh nở. Nếu bạn có kế hoạch mang thai khi đang thừa cân, hãy giảm cân ở mức an toàn trước khi có thai hoặc có kế hoạch dinh dưỡng đặc biệt cho phụ nữ béo phì để sức khỏe của cả mẹ và bé đảm bảo.

g. HIV/AIDS

Phụ nữ có thai bị HIV hoặc AIDS sẽ có hệ miễn dịch kém hơn các phụ nữ khỏe mạnh khác. Kết quả là, cơ thể của họ không thể chống lại bệnh tật và có nguy cơ mắc nhiều bệnh. Ngoài các loại nhiễm trùng nhất định, HIV/AIDS còn gây ra nguy cơ mắc các loại ung thư khác nhau. Cũng ở giai đoạn này, người mẹ có nguy cơ cao lây truyền bệnh HIV/AIDS cho em bé trong bụng.

h. Bệnh về tuyến giáp

Các bệnh về tuyến giáp phổ biến thường là do tuyến giáp hoạt động quá mức hoặc quá kém. Các bệnh này có thể gây ra nhiều vấn đề khác nhau cho phụ nữ có thai liên quan đến việc sản xuất hoóc-môn, kiểm soát nhịp tim, huyết áp, dị tật bẩm sinh ở thai nhi, thai nhi nhẹ cân.

Kết quả hình ảnh cho những rủi ro khi mang bầu

4. Các yếu tố khác

Ngoài các vấn đề như tuổi của mẹ, sử dụng thuốc,… các nguyên nhân khác cũng góp phần gây ra nhiều nguy hiểm lớn khi mang thai, bao gồm:
nhung rui ro lon nhat khi mang thai va cach phong ngua 2a. Sinh non

Nếu đã có tiền sử sinh non ở lần sinh trước, bạn sẽ có nguy cơ sinh non cao hơn ở lần tiếp theo. Ngoài ra, cổ tử cung ngắn cũng là một trong những lý do khiến bạn dễ bị sinh con sớm hơn bình thường.

b. Đa thai

Những người mang đa thai (thai đôi, thai ba hoặc nhiều hơn nữa) cũng có nguy cơ gặp nhiều rủi ro hơn các bà bầu đơn thai. Đa thai có thể đặt bạn vào tình trạng huyết áp cao, tiểu đường thai kỳ và sinh non.

c. Nhau tiền đạo

Nhau tiền đạo xảy ra khi nhau thai chèn cổ tử cung. Khi gặp tình trạng này, bạn có thể bị chảy rất nhiều máu, đặc biệt là khi bắt đầu có những cơn co thắt chuyển dạ. Nếu nhau thai không ra trước, bác sĩ buộc phải chọn mổ đẻ để đảm bảo an toàn cho cả sản phụ và thai nhi.

Kiểm tra và phát hiện những rủi ro lớn khi mang thai

Để giảm bớt rủi ro khi mang thai, bà bầu cần theo dõi và kiểm tra sức khỏe thai sản định kỳ và bất cứ khi nào cảm thấy không yên tâm. Các việc kiểm tra cần thiết nhất bao gồm:

- Siêu âm định kỳ

- Kiểm tra huyết áp

- Xét nghiệm nước tiểu

- Xét nghiệm di truyền nếu có tiền sử bệnh của người thân trong gia đình

Đẩy lùi các rủi ro nguy hiểm khi mang thai

Khi bạn vừa có thai hoặc đang có kế hoạch sinh em bé, thực hành lối sống lành mạnh là cách an toàn nhất để cả bạn và con được khỏe mạnh. Ngoài ra, bạn cần chú ý một vài điểm nữa như sau:

- Cân bằng dinh dưỡng, đặc biệt là các loại protein, các sản phẩm từ sữa, rau, củ, quả.

- Kiểm tra sức khỏe thai sản định kỳ.

- Bổ sung thực phẩm chức năng cho bà bầu, đặc biệt là sắt và các loại vitamin, axit folic.

- Tránh sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, cà phê, thuốc lá.

- Đến gặp bác sĩ ngay nếu thấy có biểu hiện bất thường

phòng khám linh thảo