banner
  • qc 1
  • qc 2
  • qc 3

Lịch khám thai định kỳ dành cho mẹ bầu

Trong một thai kỳ, người mẹ phải được khám thai ít nhất 3 lần. Một lần vào 3 tháng đầu, một lần vào 3 tháng giữa và 1 lần vào 3 tháng cuối. Tuy nhiên, nếu khám đầy đủ thì phải đủ 7 lần đối với một thai kỳ bình thường. Dưới đây là lịch khám thai định kỳ để mẹ bầu tham khảo và đối chiếu với mình để có một thai kỳ khỏe mạnh.

 

Khám thai đầy đủ 7 lần đối với một thai kỳ bình thường.

Lần khám đầu tiên
Sau 3 tuần trễ kinh, cùng với sự xuất hiện các dấu hiệu lâm sàng, người mẹ cần đi khám để xác định có thai hay không, có mấy thai. Đây cũng là lần đầu tiên siêu âm thai để khẳng định thai nhi có đang phát triển hay không. Trong lần khám đầu này, người mẹ sẽ bắt buộc làm xét nghiệm máu.
Bác sĩ sẽ phát hiện những bệnh lý của mẹ kèm thai như tim sản, tiểu đường, cao huyết áp… ừ đó sẽ tư vấn cho các bà mẹ nên tiếp tục hay chấm dứt thai kỳ sớm, cách điều trị, cách thức dưỡng thai và quyết định lịch khám thai tiếp theo. Bác sĩ sẽ phát hiện những bệnh lý phụ khoa kèm thai như khối u buồn trứng, u xơ tử cung, ung thư cổ tử cung kèm theo… từ đó sẽ tư vấn cho các bà mẹ cách điều trị thích hợp.
Lần khám thứ 2
Sản phụ cần đi khám lần 2 ở giữa tuần 11 – 12. Trong lần khám này, bác sĩ sẽ tiến hành siêu âm để tính ngày thụ thai chính xác và xem thai nhi có phát triển hay không. Do nhiều chị em không nhớ rõ kinh chót, không có kinh, kinh không đều… khám thai trong 3 tháng đầu thì tuổi thai mới chẩn đoán được chính xác hơn, dự đoán ngày sanh sát hơn là những tháng giữa và tháng cuối thai kỳ. Từ đó mới có thể biết được khi sanh là thai đủ tháng hay non tháng, dự phòng được thai già tháng và nhất là sau này có thể phát hiện được thaisuy dinh dưỡng trong tử cung.
Từ tuần thứ 10 đến tuần 14, bà mẹ nên thực hiện siêu âm 3D hay 4D để tâm soát sớm bệnh Down bằng cách đo khoảng dày vùng da gáy.
Lần khám thứ 3
Ở tuần 16, sản phụ sẽ được thăm khám thông thường và theo dõi thai nhi. Dựa vào tình trạng sức khoẻ của thai phụ mà bác sĩ yêu cầu phải làm thêm một số xét nghiệm nếu cần.
Những dị tật, dị dạng thai nhi được chẩn đoán tương đối rõ ràng từ tuần lễ thứ 15 -19 thai kỳ. Thai càng lớn hơn, các dị tật dị dạng sẽ khó quan sát hơn. Từ đó các bà mẹ sẽ được tư vấn để chấm dứt thai kỳ sớm, tránh ảnh hưởng đến tâm sinh lý về sau. Rối lọan huyết áp do thai thường được phát hiện vào tuần lễ thứ 20, từ đó dự phòng tiền sản giật nặng và sản giật.
Qua theo dõi sự phát triển của thai nhi, sự tăng cân của bà mẹ, có thể phát hiện thai suy dinh dưỡng trong tử cung, từ đó có chế độ dinh dưỡng hoặc những chăm sóc đặc biệt cho các bà mẹ. Đối với những thai kỳ nguy cơ cao sẽ theo dõi diễn tiến bệnh, khả năng đáp ứng của bà mẹ với bệnh lý, từ đó có chế độ điều trị thích hợp.
Lần khám thứ 4
Bước sang tuần 21 – 22, dù sản phụ vẫn cảm nhận được sự lớn lên từng ngày của thai nhi nhưng vẫn cần được thăm khám và siêu âm hình thể của thai nhi nhằm phát hiện những dấu hiệu bất thường (nếu có) của thai nhi. Thời điểm này, bà mẹ có thể được siêu âm 3D hay 4D để phát hiện những bất thường về hình thể thai nhi
3 tháng giữa là thời điểm lý tưởng để thực hiện các phẫu thuật, thủ thuật sản phụ khoa thích hợp mà không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi hoặc không làm cho sanh non như khâu vòng cổ tử cung ở những bà mẹ bị hở eo tử cung, phẫu thuật bóc hoặc cắt khối u buồng trứng ở những bà mẹ có khối u buồng trứng.
Lần khám thứ 5
Sản phụ cần khám lần 5 ở tuần 26. Ngoài việc thăm khám như những lần khám trước, người mẹ sẽ được tiêm phònguốn ván mũi đầu tiên hoặc mũi nhắc lại nếu sanh lần thứ 2
Lần khám thứ 6
Ở tuần 31 đến 32, sản phụ vẫn tiến hành khám, theo dõi và làm siêu âm lần cuối cùng. Cũng trong lần khám này, người mẹ sẽ được tiêm mũi uốn ván lần 2.
3 tháng cuối là thời điểm các bà mẹ sắp sanh, mà các tai biến sản khoa thường xảy ra khi sinh, trong quá trình chuyển dạ. Do đó, khám thai vào thời điểm này là để chẩn đoán ngôi thai, sự tương xứng giữa cân nặng thai nhi và khung chậu người mẹ… từ đó có thể tiên lượng được cuộc sanh sắp tới dễ hay khó, có nguy cơ gì? Ngoài ra những thai kỳ nguy cơ cao đã có thể phát hiện được và từ đó cho nhập viện sớm trước ngày dự sanh.
Lần khám thứ 7
Bước sang tuần 36, sản phụ bắt buộc phải đi khám theo dõi. Trong lần khám này, ngoài bác sĩ sản, sản phụ có thể sẽ được bác sĩ gây mê khám. Đây cũng là lần khám để đưa ra tiên lượng về phương pháp sinh: sinh thường hay phải mổ đẻ. Có thể chuẩn bị cho nhập viện, mổ chủ động khi thai đủ trưởng thành (38 tuần) đối với những trường hợp phải sanh mổ như: nhau tiền đạo, ngôi mông con to, khung chậu hẹp, vết mổ lấy thai cũ…
Lần khám thứ 7 này có ý nghĩa rất quan trọng. Ngoài xác định cách thức sinh, bác sĩ sẽ tư vấn bà mẹ nên sanh tại cơ sở y tế nào, cấp quận huyện hay cấp tỉnh thành phố tùy theo tình hình phát triển của thai.
Ngoài ra, tuỳ từng trường hợp mà bác sĩ yêu cầu sản phụ khám, xét nghiệm, siêu âm thêm để theo dõi các biến chứng thai nghén, theo dõi nước ối, ngôi thai, tình trạng bám của rau thai… trong những tuần cuối cùng của thai kỳ.
Chúc mẹ có một thai kỳ khỏe mạnh.

 
Tagsphòng khám sản phụ khoa tại Thanh Hóakhám hiếm muộn vô sinh tại Thanh Hóaphòng khám hiếm muộn vô sinh tại Thanh Hóakhám thai tạ Thanh Hóa, xét nghiệm nước tiểu tại Thanh Hóaxét nghiệm máu tại Thanh Hóasiêu âm thai giá rẻ Thanh Hóasiêu âm thai tại Thanh Hóa,phong khám siêu âm thai tại Thanh Hóasiêu âm 2D tại Thanh Hóasiêu âm thai 3D tại Thanh Hóaphòng khám hiếm muộn vô sinh tại Thanh Hóađiều trị hiếm muộn vô sinh tại Thanh Hóaphòng khám điều trị hiếm muộn vô sinh ở Thanh HóaSoi cổ tử cung tại Thanh Hóanạo thai tại Thanh Hóahút thai ngoài ý muốn tại Thanh Hóabác sỹ Thảo Thanh Hóabác sĩ điều trị vô sinh uy tín Thanh Hóabác sĩ khám thai tại Thanh Hóa, Thanh Hóa điều trị hiếm muộn vô sinh, phòng khám linh thảo Thanh Hóa, phòng khám bác Thảo Thanh Hóa18 cao điển Thanh Hóa, điều trị hiếm muộn vô sinh tốt nhất Thanh Hóatư vấn thai nhi tại Thanh Hóatư vấn sức khỏe bà bầu tại Thanh Hóa, khám thai thanh Hóa, khám thai uy tín tại Thanh Hóa,

 

http://phongkhamlinhthaothanhhoa.com.vn/