banner
  • qc 1
  • qc 2
  • qc 3

Khám vô sinh nữ là khám những gì? Quy trình ra sao?

Xã hội hiện đại ngày nay đang ghi nhận ngày càng nhiều các trường hợp vô sinh hiếm muộn do hậu quả của lối sống thiếu lành mạnh hoặc các loại bệnh tật khác nhau. Thực tế thì việc hiếm muộn có thể đến từ cả nam và nữ, vậy vô sinh ở nữ giới được phát hiện như thế nào?

 

1. Hiếm muộn là gì?

Hiếm muộn là trường hợp một cặp vợ chồng có tần suất giao hợp đều đặn, không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào nhưng sau 6 tháng (người vợ trên 35 tuổi) hoặc 12 tháng (người vợ dưới 35 tuổi) vẫn chưa thể thụ thai một cách tự nhiên.

 

 

Thực tế hiếm muộn không hề tương đương với vô sinh mà mọi người hay nhầm lẫn vì hiếm muộn có mức độ nhẹ hơn nhiều. Đối với các cặp vợ chồng vô sinh thì khả năng có con gần như là không thể trong trong khi các cặp vợ chồng hiếm muộn vẫn có thể sinh con nếu được can thiệp bởi các biện pháp nội ngoại khoa

 

Hiếm muộn thường được chia làm 2 dạng:

 

  • Hiếm muộn nguyên phát: chỉ tình trạng hiếm muộn ở cặp vợ chồng chưa có thai lần nào

 

  • Hiếm muộn thứ phát: chỉ tình trạng cặp vợ chồng có thai ít nhất một lần nhưng vì nhiều nguyên do mà không thể tiếp tục có con

 

2. Nguyên nhân gây ra vô sinh ở nữ giới là gì?

Theo nghiên cứu thì có khoảng 40% các trường hợp vô sinh trong một cặp vợ chồng là từ người phụ nữ. Các nguyên nhân phổ biến gây ra vô sinh thường là:

 

  • Môi trường ô nhiễm, thực phẩm bẩn, nguồn nước bị ô nhiễm độc hại,... khiến chất độc tích tụ tăng dần trong cơ thể người gây ra tình trạng vô sinh

 

  • Người phụ nữ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm âm đạo hoặc chi chứng của nạo phá thai, viêm cổ tử cung, dính vòi trứng, phụ nữ quá độ tuổi sinh nở (trên 37 tuổi),... khiến khả năng thụ thai suy giảm

 

3. Khi nào cần đi khám vô sinh hiếm muộn?

Khám vô sinh hiếm muộn cần được tiến hành sớm nếu các cặp vợ chồng thuộc nhóm đối tượng sau:

 

  1. Phụ nữ dưới 35 tuổi sau 12 tháng quan hệ, không dùng biện pháp tránh thai nào mà vẫn không có con
  2. Phụ nữ trên 35 tuổi không thể mang thai sau 6 tháng cố gắng thụ thai
  3. Phụ nữ có tiền sử sảy thai từ 2 lần trở lên
  4. Phụ nữ mắc các bệnh liên quan đến cơ quan sinh sản như: lạc nội mạc tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang
  5. Phụ nữ có các dấu hiệu của vô sinh như: kinh nguyệt bất thường, ra khí hư bất thường, đau tức mỗi khi quan hệ tình dục, mắc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục như lậu, giang mai

 

4. Khám vô sinh nữ là khám những gì?

Khám vô sinh gồm rất nhiều bước từ thăm hỏi đến khám tổng quát và khám chuyên khoa có thể khái quát thành những giai đoạn như sau:

 

  • Thăm hỏi tiền sử, bệnh sử:

 

Đây là bước đầu tiên của quy trình thăm khám khi bác sĩ cố gắng ghi nhận các thông tin về nghề nghiệp, thói quen, sở thích và cách sinh hoạt đồng thời kiểm tra chu kỳ kinh nguyệt, tình trạng rụng trứng, các biện pháp tránh thai, thủ thuật sẩy thai, phá thai,...

 

Các bệnh lý phụ khoa cũng được khai thác đầy đủ, ngoài ra còn có các bệnh lý về di truyền, bệnh lây qua đường tình dục hay thủ thuật y tế đã được thực hiện trước đây. Tần suất quan hệ tình dục của hai vợ chồng cũng được khai thác đầy đủ để biết được những bất thường hay cường độ.

  • Khám lâm sàng: Về phía người phụ nữ cần khám:

 

Quan sát tổng trạng về tầm vóc, lông, tóc, mức độ phát triển vú hay đặc điểm của bộ phận sinh dục

Khám phụ khoa: phát hiện các tổn thương về đường sinh dục chủ yếu là tình trạng viêm nhiễm và các khối u phụ khoa. Tử cung gấp về một phía cũng có thể là nguyên nhân cản trở tinh trùng thâm nhập lên đường sinh dục trên. Tử cung có nhân xơ cũng có thể là nguyên nhân gây vô sinh

Cận lâm sàng: các xét nghiệm cần thực hiện bao gồm cả xét nghiệm thường quy và xét nghiệm chọn lọc để biết được bất thường bên trong cơ thể liên quan đến khả năng sinh sản của nữ

 

  1. Xét nghiệm máu toàn bộ
  2. Xét nghiệm đường huyết
  3. Xét nghiệm VDRS tìm kháng thể giang mai
  4. Xét nghiệm nội tiết tố sinh dục nữ: FSH, SH, Estradiol, PRL, Progesterone
  5. Hormone tuyến giáp: T3, T4, TSH
  6. Thử nghiệm vitamin B12 và vitamin D3
  7. Xét nghiệm Prolactin
  8. Sàng lọc ung thư cổ tử cung
  9. Soi và nuôi cấy nước tiểu, huyết trắng tìm sự viêm nhiễm
  10. Siêu âm tử cung và phần phụ khảo sát dị tật, bất thường về cấu trúc
  11. Chụp cản quang tử cung- vòi trứng
  12. Nội soi buồng tử cung, ổ bụng nếu có nghi ngờ sai lệch về giải phẫu, cấu trúc, tắc nghẽn
  13. Xét nghiệm rụng trứng, dự trữ buồng trứng đánh giá chất lượng

 

Sưu tầm